Thuật ngữ Tân Ấn tượng được nhà phê bình nghệ thuật Felix Feneon (1861-1944) sử dụng lần đầu tiên vào năm 1886 để miêu tả tác phẩm của Georges Seurat (1859-1891), Paul Signac (1863-1935) và những người kế tục.
Còn được gọi với những cái tên khác như trường phái Phân điểm và Điểm màu, Tân Ấn tượng vừa là một trào lưu cũng vừa là một phong cách nghệ thuật chú trọng vào sự cộng hưởng của màu sắc. Là một phần của trường phái Hậu Ấn tượng, trường phái Tân Ấn tượng dựa trên những ngyên lí khoa học của màu sắc. Các họa sĩ sử dụng các màu thuần sắc để chấm những điểm nhỏ li ti cạnh nhau mà không pha trộn từ trước để tạo nên sự cộng hưởng của màu sắc trong các bức tranh của mình. Mục đích của phương pháp này là màu đó sẽ hòa sắc với nhau trong mắt người xem và trông có vẻ sống động lung linh hơn so với sử dụng màu pha sẵn. Phương pháp này dựa trên những lí thuyết về màu sắc của nhà hóa học Michel Eugene Chevreul (1786-1889) được trình bày trong cuốn sách có tên Vẽ quy luật tương phản đồng thời của màu sắc được xuất bản năm 1839, ông viết cuốn sách này nhằm phân tích những vấn đề của màu nhuộm được sử dụng trong xưởng dệt thảm Gobelins. Ông khẳng định rằng cảm nhận về màu sắc bị chi phối bởi những gì được đặt ở gần hoặc sát cạnh chúng và giả thuyế của ông về sự tương phản đồng tyhowif đã chỉ ra điều này. Ông lập luận rằng, mặc dù trên thực tế các màu sắc không hề bị biến đổi, nhưng sự cảm thụ màu sắc của thị giác thì có và ta có thể đạt được những hiệu ứng rự rỡ nhất bằng cách đặt cạnh nhau các màu bổ túc - tức là những màu nằm đối diện nhau trên vòng tròn màu - đó là màu đỏ và lục, lam và cam, tím và vàng.
Rạp xiếc, Georges Seurat, 1890-1891
XƯỞNG TRANH SƠN DẦU ART FOR ARCH
Gallery 1 : 106 Lý Nhật Quang – Sơn Trà – Đà Nẵng
Gallery 2 : 177 Phan Đăng Lưu – Hải Châu – Đà Nẵng
Hotline : 0911.059.419
Website: http://artforarch.vn/
#Xưởng_tranh_sơn_dầu_Đà_Nẵng
#Xưởng_tranh_treo_tường_Đà_Nẵng
#Thế_giới_tranh_sơn_dầu
#Phòng_tranh_sơn_dầu_treo_tường_Đà_Nẵng
#Art_For_Arch
#Art_Gallery_Đà_Nẵng
#Shop_bán_tranh_sơn_dầu_treo_tường_tại_Đà_Nẵng
#177_Phan_Đăng_Lưu_Đà_Nẵng
#106_Lý_Nhật_Quang_Đà_Nẵng