Vào năm 1821, gần bốn thế kỉ sau khi bị người Thổ Nhĩ Kỳ chiếm đóng, Hy Lạp đã nổi dậy chống Đế quốc Ottoman. Mặc dù có rất nhiều thành thị Hy Lạp đã tham chiến, nhưng người dân trên đảo Chios lại không sẵn lòng bởi họ đang hưởng lợi từ việc giao thương với những người Ottoman. Những người dân Hy Lạp khác đã cố gắng thuyết phục họ cùng tham gia và khi biết được tin này, quốc vướng Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa một đội lính thủy đến để tiêu diệt Chios. Sau hơn hai tuần, các làng mạc bị thiêu rụi và dân chúng bị tra tấn, cưỡng hiếp, bốc lột và bị giết hại. Tin tức về vụ thảm sát này đã lan truyền đến châu Âu, thổi bùng lên các cuộc đấu tranh và truyền cảm hứng cho các nghệ sĩ.
Trong bức tranh này, Delacroix đã lãng mạn hóa những sự kiện kinh hoàng đó, nhấn mạnh sự tương phản giữa vẻ kiêu căng ngạo mạn của những kẻ xâm lược người Thổ với vẻ sợ hãi và nỗi tuyệt vọng của những người dân Hy Lạp vô tội. Không có một anh hùng hay cá nhân nào là nhân vật chính của bức tranh, thay vào đó hình ảnh những con người đang bám víu lẫn nhau thành từng nhóm được đặt ở vị trí cận cảnh. Một người mẹ đang nằm bất động dưới chân ngựa của một gã người Thổ, đứa con đang cố bấu víu lấy bầu sữa mẹ, và một người phụ nữa trần truồng bị trói chặt đang vùng vẫy gắng gượng để cố giữ lại chút phẩm giá. Ở hậu cảnh, những người Thổ Nhĩ Kỳ đang chém giết. Vào giai đoạn này, Declacroix ưa chuộng các gam màu nhẹ nhàng tươi sáng với những nét cọ phóng khoáng. Giàu tính tượng trưng, các nhân vật trong tranh được thể hiện theo phong cách cổ điển và lí tưởng hóa, cho thấy sựu ảnh hưởng từ Michelangelo.
Gallery 1 : Lý Nhật Quang – Sơn Trà – Đà Nẵng
Gallery 2 : 177 Phan Đăng Lưu – Hải Châu – Đà Nẵng
Hotline : 0911.059.419
Website: http://artforarch.vn/
#Xưởng_tranh_sơn_dầu_Đà_Nẵng
#Xưởng_tranh_treo_tường_Đà_Nẵng
#Thế_giới_tranh_sơn_dầu
#Phòng_tranh_sơn_dầu_treo_tường_Đà_Nẵng
#Art_For_Arch
#Art_Gallery_Đà_Nẵng
#Shop_bán_tranh_sơn_dầu_treo_tường_tại_Đà_Nẵng
#177_Phan_Đăng_Lưu_Đà_Nẵng
# Thế_giới_tranh_đẹp_đà_nẵng
#106_Lý_Nhật_Quang_Đà_Nẵng