Sau khi học nghệ thuật ở Kristiania ( nay là Oslo), Edvard Munch (1863-1944) đã đến Đức, Italy và Pháp. Cách lột tả những vấn đề tâm lí một cách đầy xúc cảm của ông được phát triển và mở rộng từ trường phái Tượng trưng Pháp và ảnh hưởng sâu sắc lên trường phái Biểu hiện Đức.
Ban đầu được đặt tên là Tiếng thét của thiên nhiên, đây là một trong bốn phiên bản được Munch sáng tác trong khoảng thời gian từ năm 1893 đến năm 1910. Nhân vật chính trong tranh có đôi bàn tay xương xẩu gầy gò ôm lấy chiếc đầu trông như hộp sọ với đôi mắt mở to và miệng há hốc như thốt lên một tiếng thét câm lặng. Nhân vật quái dị này mang lại cảm giác ghê sợ và rùng rợn với những hình thù uốn éo xuất hiện trong cả bức tranh. Sự mơ hồ dị thường của nhân vật chính và hai người đang đi bộ trên cầu ở đằng sau tạo nên một cảm giác đe dọa khó hiểu. Nhũng đường xoáy và màu sắc chói chang thiếu tự nhiên càng làm tăng thêm cảm giác lo âu. Về sau Munch đã giải thích vẽ cảm hứng sáng tác của bức tranh này: " Tôi đang đi bộ trên đường cùng với hai người bạn của mình - mặt trời đang dần lặn - đột nhiên bầu trời chuyển sang màu đỏ như máu - tôi đứng khựng lại, cảm thấy lo lắng, và dựa vào thành lan can - tôi thấy máu và những lưỡi lửa lơ lửng phía trên vịnh biển hẹp màu xanh đen và trên thành phố - bạn tôi vẫn tiếp tục đi, còn tôi đứng đó run rẩy trong sợ hãi lo lắng - và tôi bỗng cảm thấy như một tiếng thét vô cùng tận vang vọng trong thiên nhiên."
XƯỞNG TRANH SƠN DẦU ART FOR ARCH
Gallery 1 : 106 Lý Nhật Quang – Sơn Trà – Đà Nẵng
Gallery 2 : 177 Phan Đăng Lưu – Hải Châu – Đà Nẵng
Hotline : 0911.059.419
Website: http://artforarch.vn/
#Xưởng_tranh_sơn_dầu_Đà_Nẵng
#Xưởng_tranh_treo_tường_Đà_Nẵng
#Thế_giới_tranh_sơn_dầu
#Phòng_tranh_sơn_dầu_treo_tường_Đà_Nẵng
#Art_For_Arch
#Art_Gallery_Đà_Nẵng
#Shop_bán_tranh_sơn_dầu_treo_tường_tại_Đà_Nẵng
#177_Phan_Đăng_Lưu_Đà_Nẵng
#106_Lý_Nhật_Quang_Đà_Nẵng