Từ phúng dụ (allegory) có nguồn gốc từ chữ "allegoria" trong tiếng Latinh và Hy Lạp có nghĩa là "nói theo cách khác"
Những ẩn dụ bằng hình ảnh giúp cho những ý nghĩa hoặc thông điệp ẩn hàm trở nên dễ hiểu hơn hẳn so với hình thức diễn đạt bằng chữ nghĩa, do đó hình thức phúng dụ đã được các nghệ sĩ sử dụng rộng rãi để truyền tải những thông điệp giúp cho người xem có thể dễ dàng "đọc" được. Hình thức này trở nên đặc biệt phổ biến trong suốt thời kì Phục hưng, xuất hiện trong nhiều hình thức nghệ thuật đa dạng. Nhìn chung các thông điệp phúng dụ rất dễ dàng được người xem lĩnh hội, chẳng hạn các vị thánh thường gắn liền với những đồ vật đặc trưng của mình - ví dụ như, Thánh Peter cùng với chiếc chìa khóa hay Thánh Catherine với một chiếc bánh xe. Từ đó, phương thức phúng dụ đã tiếp tục được sử dụng rộng rãi cho nhiều khái niệm khác nhau mà sẽ rất khó khăn nếu diễn giải chúng không qua ngôn từ. Các nhân vật phúng dụ được sử dụng để nhân cách hóa những cảm xúc như sự cô đơn hay tình yêu, hoặc những khái niệm như lòng ái quốc hay thời gian. Tác phẩm Vệ nữ thành Urbino của Titian là một phúng dụ về tình yêu, Tiếng thét của Munch có thể được xem là một phúng dụ về sự cô độc, trong khi đó Ánh sáng của thế gian (1851-1853) của William Holman Hunt (1827-1910) lại khắc họa Chúa Jesus như là "nguồn ánh sáng của thế gian" được soi sáng bởi một ngọn đèn, ngài đang đứng bên ngoài một cánh cửa đóng chặt - hay đó chính là trái tim của con người.
Ánh sáng của thế gian, William Holman Hunt. 1851-1853
XƯỞNG TRANH SƠN DẦU ART FOR ARCH
Gallery 1 : 106 Lý Nhật Quang – Sơn Trà – Đà Nẵng
Gallery 2 : 177 Phan Đăng Lưu – Hải Châu – Đà Nẵng
Hotline : 0911.059.419
Website: http://artforarch.vn/
#Xưởng_tranh_sơn_dầu_Đà_Nẵng
#Xưởng_tranh_treo_tường_Đà_Nẵng
#Thế_giới_tranh_sơn_dầu
#Phòng_tranh_sơn_dầu_treo_tường_Đà_Nẵng
#Art_For_Arch
#Art_Gallery_Đà_Nẵng
#Shop_bán_tranh_sơn_dầu_treo_tường_tại_Đà_Nẵng
#177_Phan_Đăng_Lưu_Đà_Nẵng
#106_Lý_Nhật_Quang_Đà_Nẵng