Cái tên nghệ thuật cắt dán (callage) xuất phát từ động từ coller trong tiếng Pháp, có nghĩa là "dán", loại hình này đã đưa vào sử dụng trong mĩ thuật bởi Picasso và Braque vào năm 1912.
Khi hai nghệ sĩ này quyết định làm cho những bức tranh Lập thể của mình trở nên rõ nét hơn, họ đã bắt đầu đem những yếu tố từ thế giới thực tế dán lên những bức tranh này. Chẳng hạn thay vì cố gắng vẽ mặt ghế bằng sợi mây bện, họ dán một mảnh chất liệu thực tế này vào tác phẩm, như vậy sẽ sinh động và trực quan hơn. Bức tranh Tĩnh vật ghế mây (1912) của Picasso có lẽ là tác phẩm mĩ thuật đầu tiên sử dụng kĩ thuật cắt dán. Braque đã tiếp bước với tác phẩm Đĩa trái cây và cốc thủy tinh (cũng vào năm 1912) bằng cách dán giấy dán tường họa tiết giả vân gỗ. Vào năm 1959, nhà phê bình nghệ thuật Clement Greenberg đã viết: "Cắt dán là một bước ngoặc trọng đại trong tiến trình phát triển của trường phái Lập thể và vì vậy cũng là một bước ngoặc quan trọng trong tiens trình phát triển của nghệ thuật hiện đại". Thông qua cắt dán Picasso và Braque đã rủ bỏ hoàn toàn sự phụ thuộc vào phối cảnh tuyến tính qua hàng thế hỉ và kĩ thuật này đã trở thành một bộ phận cốt lõi để họ thể hiện các hình khối ba chiều và cả độ phẳng của toan nền. Một vài năm sau, Hannah Hoch (1889-1978), với vai trò là thành viên một nhánh của trào lưu nghệ thuật Dada ở Berlin, cũng đã cho ra đời những tác phẩm cắt dán, thu thập và dán những hinnhf ảnh từ các ấn phẩm đa dạng để thể hiện những chỉ trích dí dỏm, sâu cay và sắc xảo về xã hội.
Con ốc sên, Henri Matisse, 1953
XƯỞNG TRANH SƠN DẦU ART FOR ARCH
Gallery 1 : 106 Lý Nhật Quang – Sơn Trà – Đà Nẵng
Gallery 2 : 177 Phan Đăng Lưu – Hải Châu – Đà Nẵng
Hotline : 0911.059.419
Website: http://artforarch.vn/
#Xưởng_tranh_sơn_dầu_Đà_Nẵng
#Xưởng_tranh_treo_tường_Đà_Nẵng
#Thế_giới_tranh_sơn_dầu
#Phòng_tranh_sơn_dầu_treo_tường_Đà_Nẵng
#Art_For_Arch
#Art_Gallery_Đà_Nẵng
#Shop_bán_tranh_sơn_dầu_treo_tường_tại_Đà_Nẵng
#177_Phan_Đăng_Lưu_Đà_Nẵng
#106_Lý_Nhật_Quang_Đà_Nẵng