Cách li khỏi giới nghệ thuật, sự cô lập ở viện tâm thần ảnh hưởng đến tác phẩm của Van Gogh thế nào?
Người nghệ sĩ từng nói với em gái mình rằng sự cô lập “đôi khi rất khó để chịu đựng khi chúng ta coi nó là sự đày ải”, tuy nhiên đây là điều cần thiết “nếu chúng ta muốn thật sự làm việc.”

Vincent Van Gogh đã từng sống 53 tuần tại bệnh viện tâm thần Saint-Paul-de-Mausole từ tháng 5 năm 1889 sau khi tự cắt đi tai mình. Ở đó ông ít tiếp xúc với cuộc sống hàng ngày bên ngoài và không hề liên hệ đến thế giới nghệ thuật. Sự cô lập này đã giúp đỡ hay cản trở ông thực hiện tác phẩm của mình?
Cuộc sống ở bệnh viện tâm thần, trước đó là tu viện nằm ở ngoại ô thị trấn nhỏ Saint-Rémy-de-Provence, vô cùng trái ngược với khoảng thời gian ở Paris, nơi Vincent đã từng sinh sống từ 1886 đến 1888 với anh trai Theo, quản lý phòng trưng bày nghệ thuật. Sau đó Paris trở thành thủ đô nghệ thuật của thế giới và là cái nôi của nhiều phong trào tiên phong. Vincent đã hợp tác với Toulouse-Lautrec, Degas, Pissarro, Signac và Seurat cũng như Gauguin, người cộng sự với ông tại Yellow House ở Arles. Paris là nơi mà Van Gogh bỏ đi màu sắc tăm tối của phong cách hội họa trước đó tại Hà Lan và đi theo ánh hào quang của phong trào chủ nghĩa Ấn Tượng.

Tại Saint-Paul-de-Mausole, Van Gogh thoát li hoàn toàn khỏi thế giới nghệ thuật. Trong khoảng thời gian 1 năm ông không tham khảo qua bất kì một bức họa nào. Tác phẩm duy nhất mà ông đề cập trong các lá thư của mình là bức chân dung người mẹ của cha trưởng tu viện và có thể ông cũng tạo tác phẩm khắc họa Conversion of st Paul trong nhà thờ tu viện.

Theo lời kể của các bệnh nhân ở Saint-Paul-de-Mausole, chỉ có 18 bệnh nhân nam ở đó lúc Van Gogh đến. Ông mô tả những người đàn ông này là “cộng sự đồng hành trong tình huống không may.” Hầu hết đều cảm thấy vô cùng bối rối và không ai có hứng thú với nghệ thuật. Sống trong cộng đồng nhỏ lẻ này, Van Gogh dành hầu hết thời gian để qua lại giữa 2 nơi yêu thích: phòng thầy tu mà ông được phép sử dụng để làm studio và khu vườn nơi ông có thể làm việc ngoài trời giữa thiên nhiên.

Khi khỏe mạnh, Van Gogh được cho phép ra ngoài trong vài giờ để vẽ tranh tại khu lân cận của nhà thương. Với khuôn viên nhà thương đặt trong bối cảnh tuyệt đẹp của rừng olive tại chân núi Les Alpilles, ông tìm thấy được cảm hứng từ vùng đất tinh hoa Provence.

Không ngạc nhiên mấy, cuộc sống ở bệnh viện tâm thần vô cùng khó khăn đối với Vincent và không lâu sau đó ông đã rời đi. Ông đã viết cho người em gái của mình rằng cách ly “đôi khi rất khó để chịu đựng khi chúng ta coi nó là sự đày ải”, tuy nhiên đây là điều cần thiết “nếu chúng ta thật sự muốn làm việc.”
Đối với con đường phát triển nghệ thuật của mình, sự cô lập mà Van Gogh phải trải qua là yếu tố có phần may mắn. Nó đã đẩy ông ra khỏi vòng tròn phong trào tiên phong ở Paris, nguồn cảm hứng sâu sắc tại thời điểm trọng yếu trong quá trình phát triển phong cách nghệ thuật của ông – khi ông tìm kiếm một cách thức khác để thể hiện mình qua hội họa.
Tuy vậy sự cô lập này cũng có nhiều lợi ích. Khi có ít yếu tố làm phiền, ông có thể dành năng lượng của mình vào việc thực hiện tác phẩm, ít nhất là khi sức khỏe còn tốt. Ông không còn thói quen uống ở hàng quán hoặc đi thăm nhà thổ hai tuần một lần. Các bữa ăn được phục vụ đến bệnh nhân, vì thế ông cũng ít lo lắng về vấn đề này (vốn dĩ ông nấu ăn rất tệ). Dành hầu hết thời gian trong nhà thương và khu vườn, ông đã có thể thấu hiểu được thế giới tự nhiên ở mức độ vô cùng sâu sắc.

Van Gogh kiểm soát thời gian của mình và biết chính xác điều bản thân muốn làm chính là vẽ tranh. Ông đã hoàn thành 150 bức tranh trong năm đó, không kể thời gian bị khủng hoảng thần kinh. Nếu thiếu đi hội họa, có lẽ ông đã phải chịu đựng khổ cực trong cuộc sống ở nhà thương đầy sỉ nhục.
Rời khỏi phong trào nghệ thuật đương thời ở Paris, Van Gogh đã chọn ra con đường riêng cho mình. Khi sống trong nhà thương ông đã phát triển nét cá nhân đặc trưng trong nghệ thuật của mình, không chịu tác động bởi những nghệ sĩ khác cùng thời và điều kiện thị trường lúc bấy giờ. Điều này cho phép ông được tự do đưa ra các quyết định nghệ thuật độc đáo, tạo nên một Van Gogh mà chúng ta yêu mến như bây giờ.

Bệnh viện tâm thần là nơi Van Gogh thực hiện nhiều tác phẩm vĩ đại nhất của mình trong hoàn cảnh vô cùng thách thức. Tại khu vườn và bên ngoài cánh cổng ấy, ông đã vẽ cây bách cao lớn. Bên cạnh đó cũng có rừng olive, một chủ đề trong buổi triễn lãm vào năm tới tại bảo tàng Van Gogh ở Amsterdam và bảo tàng nghệ thuật Dallas. Cũng tại nhà thương này, ông đã hoàn thành 2 bức tự họa nổi tiếng nhất của mình.
Tuy vậy cuộc sống trở nên vô cùng khó khăn. Vào tháng 5 năm 1890, vài ngày trước khi ra khỏi viện, Vincent có viết cho Theo rằng: “Để hi sinh tự do của một người, đứng ngoài vòng xã hội và tạo nên tác phẩm duy nhất của mình mà không bị vướng bận hay phân tâm… Mọi thứ bắt đầu trở nên quá nặng nề với em.” Sau đó ông rời ngôi làng Auvers-sur-Oise ở phía bắc Paris. Cuộc sống của ông kết thúc trong bi kịch 10 tuần sau đó.
XƯỞNG TRANH SƠN DẦU ART FOR ARCH
Thương hiệu tranh sơn dầu ART FOR ARCH
Địa Chỉ :177 phan đăng lưu - đà nẵng
holine/zalo: 0946.411.376
Website: artforarch.net
#Xưởng_tranh_sơn_dầu_Đà_Nẵng
#Xưởng_tranh_treo_tường_Đà_Nẵng
#Thế_giới_tranh_sơn_dầu
#Phòng_tranh_sơn_dầu_treo_tường_Đà_Nẵng
#Art_For_Arch
#Art_Gallery_Đà_Nẵng
#Shop_bán_tranh_sơn_dầu_treo_tường_tại_Đà_Nẵng
#177_Phan_Đăng_Lưu_Đà_Nẵng