Buồng tối đã từng được nhắc tới trong các tài liệu từ thế kỉ V trước Công nguyên, nhưng mãi đến thế kỉ XVI Công nguyê, loại thiết bị này mới được các nghệ sĩ sử dụng.
Trong hàng thê skir, buồng tối chỉ được các nhà toán học, kiến trúc sư và các nhà thiên văn học sử dụng. Vào thế kỉ X, một học giả người Ả Rập tên là Abu Ali Al-Hasan Ibn al-Haytham (965-1039) đã sử dụng dụng cụ này để giải thích ánh sáng được truyền đi theo đường thẳng như thế nào. Vào thế kỉ XV, Leonardo da Vinci cũng dùng buồng tối để khám phá ra cách hoạt động của mắt người. Buồng tối có cấu tạo là một không gian kín có khoét một lỗ nhỏ hoặc có thấu kính nhỏ ở một mặt, ánh sáng sẽ đi qua lỗ này để chiếu hình ảnh thế giới bên ngoài theo chiều lộn ngược lên mặt đối diện. Sau khi học giả kiêm nhà soạn kịch người Italy là Giambattista della Porta (kh.1531615) sử dụng một thấu kính lồi trong lỗ khoét của buồng tối và viết về sự tương đồng giữa nó với mắt người, thiết bị này đã bắt đầu được nhiều họa sĩ sử dụng như một công cụ hỗ trợ hữu ích. Vào thế kỉ XVIIi, nhiều phiên bản buồng tối nhỏ gọn đã được chế tạo, do đó chúng lại càng trở nên tiện lợi hơn đối vơi scacs họa sĩ. Chúng thường được các họa sĩ vẽ tranh phong cảnh sử dụng rộng rãi trước khi nhiếp ảnh ra đời vào năm 1839.
Cuộc đua thuyền trên kênh Grand nhìn từ Ca' Foscari, Canaletto, khoảng năm 1740
XƯỞNG TRANH SƠN DẦU ART FOR ARCH
Gallery 1 : 106 Lý Nhật Quang – Sơn Trà – Đà Nẵng
Gallery 2 : 177 Phan Đăng Lưu – Hải Châu – Đà Nẵng
Hotline : 0911.059.419
Website: http://artforarch.vn/
#Xưởng_tranh_sơn_dầu_Đà_Nẵng
#Xưởng_tranh_treo_tường_Đà_Nẵng
#Thế_giới_tranh_sơn_dầu
#Phòng_tranh_sơn_dầu_treo_tường_Đà_Nẵng
#Art_For_Arch
#Art_Gallery_Đà_Nẵng
#Shop_bán_tranh_sơn_dầu_treo_tường_tại_Đà_Nẵng
#177_Phan_Đăng_Lưu_Đà_Nẵng
#106_Lý_Nhật_Quang_Đà_Nẵng